Pen Tiger -

Tư Vấn Miễn Phí

Tư vấn ngay trong 7 phút!

Những đối tác lâu năm tại Pen Tiger

Đối tác tiêu biểu


Tran Trung Hieu: EFIS_TOUR GUIDE 98 (Thứ 2+ Thứ 6 ca 2, 19h30 - 21h30)
Firstly I want to say that I was very delighted to be there at our demo session. That's my first time. So interesting with this. After this morning I really know that's absolutely useful. So I really thankful for the club, for the president for their good effort to bring us there together. \
About the outside lesson, I think it really excited. It makes us practice English in a good way. Bring more effective to the study. We already study something very interesting. Get some information, funny thing and the knowledge in just a few hours.
The first, I know something about our hero Ly Cong Uan. One of our greatest King of Vietnam of all time. He is the one who established the Ly dynasty. Still one of the most prosperous dynasty of Vietnam. And a mystery story about how he was born. It happened about 946 when his mother living and working in a pagoda. She cooking and doing some household work. And one day, after a hard-working day. She was tired and fall asleep. Then the headmaster of the pagoda being there, he just step over her body. Do nothing. And the next day, suddenly she comes pregnant. No one knows what happened, no one knows the reason, or maybe just something happened but no one known. :):))
Moreover, about Ly Cong Uan, He also the one who relocated our capital from Hoa Lu to DaiLa. Because, at that time, currently capital Hoa Lu, far from Hanoi more than 100km by the south. It's a place in his aspect that is not a good place to be capital. First, it's not the center of the country. Back to that time, Dai Co Viet is our country name that time, not so long like today, it's short, just about 300km by the south from Hanoi. And Hoa Lu so narrow, be surrounded by mountains. It's not convenient for transportation, for trading and develope the economic of the country. One more reason, that's place was considered as an unlucky place. Some dynasty located there is exist for very short time. Dinh dynasty just exists for 11 years, The Le dynasty just 29 years. So he doesn't want his dynasty also short-time like that. He decided to relocate from Hoa Lu to Dai La. Ly dynasty also very developing dynasty. They already build Temple of literature, One Pillar Pagoda,... Few places bring many history values of Hanoi also Vietnam.
The second, I also know something about the cafe and an interesting legend of how the cafe was founded. It's so fun. As the legend, 15-16 century, in Ethiopia has a man named Kadi. He is a herd-man with his big flock of sheep. One day, he accidentally founded that his goat after eating red food in a tree. Then the goat can energetic until midnight. He so curious about that, try it by himself. So he got the same result. He felt excited and sharing it with the monk. But the monk doesn't believe him, they think he tries to lie on them, they got angry, threw that fruit to the fire. But a very good smell going out, they realize something. They shyly to put it out, merged that fruit into the water and drink it. They felt energetic and stay awake until morning. And the cafe was founded and spread out to everyone. But they not the ones who bring coffee to the world but European.
European have the boat, the ship, and big economic potential, so they came to Africa and bring coffee to the world.
They so smart, they not just invented many many things useful. They were also very good at using and developing other ideas. They not founded explosives but using it to create the gunpowder. They not founded Tulip flower but bring it to Holland and developed it to one of the most expensive things ever at that time. You know, that time, it's cost can balance with a ship.
Third, I know the story of creating an egg coffee of Mr. Giang. He was worked at Hanoi Metropole hotel. A famous hotel in Hanoi. Where the president of North Korean Kim Jong Un just stays in the meeting with President Donal Trump a few months ago. Back to Mr. Giang, at that time, when he working, it's lack of milk. So he tries to find something to replace the milk in the coffee. Then after many trials and the test, he founded the egg yolk is a good thing to choose. So he starts to make egg coffee and make it to one of the most famous coffees in Vietnam. If you want to try original egg coffee, you just can come to the Giang coffee, 33 Nguyen Huu Huan street. Its where the egg coffee of Mr. Giang keeps going to be made by his son. Another place you can find the egg coffee is Dinh Coffee, the coffee shop of Mr. Giang's daughter. And another tip for you when you in Giang coffee. You should try the cold coffee, it's maybe better than hot egg coffee. It's someone advise, not me. I'm not trying it and still hoping someday to enjoy it with you.
The forth, I discover something about the Old Quarter, the establish Old Quarter history. From more than 3000 years ago, when Hanoi still merged in the bottom of the river. The whole country just underwater too. Until about 2000 years ago, cause some geography changing of the Earth, Hanoi appears, but just apart of it. Almost still surrounded by water. From 1010, Ly Cong Uan relocated the capital from Hoa Lu to Dai La, many talents one, craftsman,... come with him, go here, gather with each other and creating some street with full merchandise selling the same goods. Creating Old Quarter and developed until today. I also know the reason why the Old Quarter has a communal house, some temple, pagoda and the reason why street have that name it's had, what's are them meaning.
Last, I delight to visit the Ancient House. Come there, I felt a bit understand about the life of a resident at Old Quarter and a bit about the traditional, culture of Vietnam. Firstly, we know about the structure of the ancient house. The way they build a house, the way they design, living and activity at that time. I have known some meaning things in this house like ancient worshiping consuetude, the meaning of alter in Viet family, five element theory, the figure of flamingo stand on the turtle shell, Carp turn to Dragon, Carp look to the moon, The horizontal lacquered board, Parallel sentences, ...
And one more thing, besides the knowledge I got, the demo session also brings me a lot of friends. I can talk, make friends, and hang out with another one. Giving us some memory to remember, some friends to see and some fun to enjoy. :):)))





Nhận xét


[gioithieu]

Chào các bạn, chắc các bạn đã nghe nhiều về cụm từ “Thủ tục hải quan”, vậy quy trình làm thủ tục hải quan như thế nào, bao gồm những công việc gì. Đặc biệt là đối với những bạn mới, chắc chắn sẽ gặp một số khó khăn ban đầu. Nhưng với các bạn đã từng làm Xuất nhập khẩu lâu năm thì nó rất đơn giản, có thể hoàn thành thủ tục hải quan cho 1 lô hàng XNK một cách nhanh chóng, nói vui là “trong 1 nốt nhạc”



 Quy trình làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu
Tuy nhiên với các bạn chưa làm việc này bao giờ thì nó thật sự không hề dễ như vậy, không thể tránh khỏi cảm giác hoang mang, lo lắng, phải bắt đầu từ đâu, làm sao để xuất hay nhập được 1 lô hàng, đi ra hải quan cầm theo cái gì để mở tờ khai….
Thủ tục hải quan là gì?
Thủ tục hải quan (tiếng Anh – CUSTOMS PROCEDURES) là các thủ tục cần thiết đảm bảo hàng hóa cũng như phương tiện vận tải được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới quốc gia. Mục đích của việc này:
Đối với DN: Thông quan tờ khai để được nhập hàng vào VN hoặc được xuất hàng ra ngoài biên giới VN.

 Thủ tục hải quan doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Đối với cơ quan hải quan:
Một là để quản lý thuế: khai hải quan để cơ quan hải quan có cơ sở tính thuế và thu thuế nộp vào ngân sách nhà nước.
Hai là để quản lý hàng hóa: ngăn chặng kịp thời các lô hàng cấm xuất hoặc cấm nhập khẩu được di chuyển qua khỏi biên giới.

 Cảng Cát Lái nhìn từ trên cao
Ví dụ: các mặt hàng như di vật, cổ vật, tài nguyên động vật quý hiếm của quốc gia thì không được xuất khẩu, hay các mặt hàng như pháo, đạn dược hay hàng điện lạnh đã qua sử dụng thì không được nhập vào Việt Nam…….
Về danh sách hàng cấm nhập, cấm xuất bạn tham khảo phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP (File đính kèm)
Lưu ý: Thủ tục hải quan chỉ áp dụng đổi với hàng hóa và phương tiện vận tải, không áp dụng đối với con người. Và trong bài này SongAnhLogs sẽ tập trung vào hàng hóa và để đơn giản hơn nữa là thủ tục hải quan hàng xuất khẩu / nhập khẩu kinh doanh.
Quy trình thủ tục hải quan xuất nhập khẩu
Đây là phần trọng tâm của bài viết về quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Phần này SongAnhlogs chia làm 2 phần riêng biệt: Thủ tục hải quan với hàng xuất khẩu & thủ tục hải quan với hàng nhập khẩu.
Thủ tục hải quan hàng xuất khẩu
Để làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu các bạn sẽ thực hiện các bước như sau:
Bước 1: chuẩn bị chứng từ khai tờ khai hải quan gồm
Booking note
Invoice
Packing list
Giấy phép xuất khẩu (nếu hàng xuất cần giấy phép)
Bước 2: Truyền tờ khai trên phần mềm Ecus5 và xem phân luồng tờ khai, sau khi truyền tờ khai xong bạn cần đính kèm INVOICE lên phần mềm Ecus5 ở phần “quản lý tờ khai”
Lưu ý: đối với hàng xuất cần giấy phép bạn cần có giấy phép trước, và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai.
Bước 3 : Chuẩn bị chứng từ đi mở tờ khai hải quan, tùy tờ khai được phân luồng gì mà bạn chuẩn bị hồ sơ mở tờ khai cho phù hợp.
Nếu có giấy phép bạn phải trình giấy phép, nếu hàng xuất bình thường thì bạn chuẩn bị chứng từ như sau:
Luồng tờ khai Hàng air Hàng lẻ Hàng nguyên container
Luồng xanh
(không cần đi mở tờ khai) Mã vạch
Tờ khai thông quan Mã vạch
Tờ khai thông quan Mã vạch
Tờ khai thông quan
Luồng vàng Tờ khai hải quan
Invoice Tờ khai hải quan
Invoice Tờ khai hải quan
Invoice
Luồng đỏ Tờ khai hải quan
Invoice
Packing list Tờ khai hải quan
Invoice
Packing list Tờ khai hải quan
Invoice
Packing list
Lưu ý khi in chứng từ:
Đối với luồng xanh : in mã vạch và tờ khai không cần chữ ký và con dấu doanh nghiệp
Đối với luồng vàng và đỏ : tờ khai không cần dấu DN, invoice, packing list bạn chỉ cần in bản có ký chữ ký số.
Bước 4 : ra cảng /ICD / sân bay hoàn thành thủ tục hải quan
Luồng xanh : chỉ cần trình mã vạch và tờ khai thông quan cho bộ phận kho hàng xuất (hàng kho), bộ phần vào sổ tàu (hàng container) hoặc hải quan giám sát (hàng sân bay) để đối chiếu tờ khai.
Luồng vàng:
Trình tờ khai và invoice cho hải quan đăng ký tại quầy đăng ký tờ khai
Hải quan quyết định thông quan tờ khai (nếu hàng xuất khẩu có thuế xuất khẩu, bạn phải nộp thuế xong thì mới được thông quan) khi đó bạn sẽ in được tờ mã vạch.
Hàng air : giao hàng cho đại lý > đại lý dán talong hàng hóa > cân hàng > bạn cần mã vạch + tờ khai thông quan + phiếu cân để trình hải quan giám sát > hải quan xác nhận qua khu vực giám sát (vậy là xong thủ tục)

 Phiếu cân
Hàng lẻ:
Đầu tiên bạn phải vào phòng thương vụ đưa booking note để đăng ký số xe vào cảng, sau đó thương vụ sẽ in phiếu hướng dẫn vào kho nào, cửa bao nhiêu.
Giao hàng cho kho theo hướng dẫn của phòng thương vụ để nhập kho, nhập kho xong, người tiếp nhận hàng sẽ đo số khối, đếm số kiện và ghi thẳng vào booking note.
Bạn trình booking note (có thông tin số kiện, số khối) + mã vạch và tờ khai thông quan để kho đối chiếu và xuất PHIẾU NHẬP KHO (như hình)
Có phiếu (biên bản nhập kho CFS xuất) là bạn đã xong thủ tục

 Phiếu nhập kho CFS xuất
Hàng nguyên container:
Sau khi đóng hàng xong, container được di chuyển đến ICD/Cảng theo hướng dẫn trên booking note, sau khi container được hạ bãi và đóng tiền hạ cont đầy, bạn cần mã vạch và tờ khai thông quan để đến quầy vô sổ tàu để vô sổ tàu > hoàn thành thủ tục xuất khẩu.
Nếu hạ cont ở Cát Lái , bạn sẽ đóng tiền trên eport, sau khi đóng tiền sẽ xuất được phiếu dưới đây, có số đăng ký thì mới được hạ cont

 Phiếu đăng ký làm hàng hạ bãi chờ tàu xuất
Nếu hạ cont ở các cảng khác thì tài xế sẽ đóng tiền tại cảng và lấy phiếu hạ cont như sau

 Phiếu giao nhận container
Sau khi hạ container xong bạn đến quầy vô sổ tàu để vô sổ tàu > Bạn có được phiếu như hình dưới đây là xong thủ tục nhé

 Phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất ICD Tanamexco

 Phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất Cát Lái
Luồng đỏ:
Đối với tờ khai luồng đỏ, bạn trình hồ sơ cho hải quan đăng ký giống như đối với luồng vàng, tuy nhiên thay vì kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thuế và ra quyết định thông quan, hải quan đăng ký sẽ chuyển hồ sơ đến bộ phận kiểm hóa.
Quy trình: hải quan đăng ký kiểm tra hồ sơ > chuyển sang lãnh đạo duyệt tỷ lệ kiểm hóa (kiểm bao nhiêu %) > lãnh đạo hải quan phân công cán bộ kiểm hóa > bạn gặp kiểm hóa và thực hiện mở hàng kiểm hóa theo quy định > sau khi kiểm xong, hải quan kiểm hóa sẽ là người quyết định thông quan.
Các bước tiếp theo bạn thực hiện tương tự luồng vàng.
Thủ tục hải quan hàng xuất khẩu
Dưới đây là quy trình nhập khẩu hàng thông thường, nếu bạn nhập 1 mặt hàng cần kiểm tra chuyên ngành bạn cần thực hiện các quy định về kiểm tra chuyên ngành trước.
Bước 1: chuẩn bị chứng từ khai tờ khai hải quan gồm:
– Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng cần giấy phép khi nhập khẩu)
– Invoice
– Packing list
– Bill of lading
– C/O (nếu có)
– Phyto (nếu có)
– C/A, C/Q (nếu có)
Bước 2: Truyền tờ khai trên phần mềm Ecus5 và xem phân luồng tờ khai.
– Dựa vào bộ chứng từ nhập khẩu, bạn nhập dữ liệu vào phần mềm ECUS5, và xem kết quả phân luồng tờ khai : xanh/vàng/đỏ.
– Truyền tờ khai xong : bạn khai danh sách container (nếu nhập cont) > sau đó đính kèm các loại chứng từ gồm: Invoice, B/L và C/O (nếu có)
Lưu ý: nếu có C/O ngoài truyền bản scan, bạn cần xuất trình bản gốc tại thời điểm xuất trình tờ khai để được hưởng ưu đãi về thuế.
Bước 3: Chuẩn bị chứng từ đi mở tờ khai và lấy hàng
Luồng xanh:
Luồng xanh không điều kiện: đối với hàng miễn thuế (ví dụ như hàng gia công), sau khi tờ khai được phân luồng xanh thì sẽ kèm luôn quyết định thông quan.
Luồng xanh có điều kiện: hàng bạn cần nộp thuế (ví dụ thuế NK, Thuế GTGT, BVMT, TTĐB,…)  sau khi bạn nộp thuế hệ thống sẽ tự động thông quan, hải quan sẽ không can thiệp vào.
Chứng từ gồm:
Mã vạch
Tờ khai hải quan thông quan
Lệnh giao hàng

 Lệnh giao hàng OOCL

 Lệnh giao hàng OOCL
Bạn mang chứng từ ra cảng / ICD hoặc kho sân bay để lấy hàng, cụ thể như sau:
Đối với hàng lẻ đường biển:
Bạn đem chứng từ ra kho của cảng /ICD > đến phòng thương vụ nhập để lấy thông tin số kho và số cửa lấy hàng (1 phiếu nhỏ trong đó có mã vạch và số kho ví dụ KHO 5 CỬA 3)
Bạn đến đúng cửa, đúng kho quét mã vạch và đợi nhân viên kho mang hàng ra (thông thường là xe nâng sẽ chở hàng ra)
Kho đưa bạn phiếu xuất kho để ký nhận hàng, sau khi lấy được phiếu dưới đây và lấy hàng là xong thủ tục

 Phiếu xuất kho
Đối với hàng air:
Bước 1: bạn phải tới đại lý để lấy lệnh giao hàng (trường hợp bay trực tiếp thì lấy lệnh tại TCS hoặc SCSC)
Bước 2: tới kho TCS hoặc SCSC bốc số, đóng tiền lao vụ (phí lao vụ bạn tham khảo trên trang web của TCS hoặc SCSC)
Bước 3: đóng tiền xong, nhân viên phòng lao vụ sẽ đưa bạn bộ hồ sơ gồm AWB của kho cùng 1 mã vạch nhỏ nhỏ kẹp vào AWB như sau

 Vận đơn và lệnh giao hàng TCS
Bước 4: Bạn kẹp hồ sơ + chứng từ bước 2 nộp hải quan giám sát  hải quan giám sát đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho bạn
Bước 5: Bạn đến máy tự động tại kho cà mã vạch (mã vạch nhỏ) để lấy số thứ tự lấy hàng

 Mã vạch nhỏ
Bước 6: Bạn chờ hàng ra để nhận hàng
Đối với hàng container
Bạn đóng tiền nâng cont đầy tại quầy thương vụ cảng, hoặc trên eport đối với cảng Cát Lái – để in phiếu EIR

 Phiếu đăng ký làm hàng
Bạn giao phiếu này cho tài xế xe container, tài xế sẽ vào bãi để kéo container về nhà máy > hoàn thành thủ tục nhận hàng.
Luồng vàng và luồng đỏ:
Chứng từ gồm: các chứng từ chỉ cần in bản có chữ ký số là được, không cần có chữ ký sống và dấu DN
– Invoice (1 bản)
– Packing list (1 bản)
– Bill of lading (1 bản)
– C/O – nếu có – trường hợp có C/O phải xuất trình C/O bản gốc
Luồng vàng thì bạn trình hồ sơ cho hải quan đăng ký tại quầy đăng ký tờ khai > nếu hồ sơ đúng và bạn đã đóng thuế > hải quan đăng ký sẽ thông quan tờ khai
Luồng đỏ:
– Hải quan đăng ký kiểm tra hồ sơ
– Trình lãnh đạo phân tỷ lệ kiểm
– Lãnh đạo phân tỷ lệ kiểm và phân công cán bộ kiểm hóa
– Bạn thực hiện kiểm hóa theo quy định
– Hải quan kiểm hóa sẽ thông quan tờ khai
Sau đó các bước lấy hàng bạn làm tương tự như tờ khai xuất
Download file đính kèm Nghị định 69/2018/NĐ-CP
  Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Nghị định 69/2018/NĐ-CP
File size: 133 KB Downloads: 91
Kết luận
Mình vừa trình bày xong các bước để làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất nhập khẩu, nhưng các bạn cần lưu ý lại các vấn đề như sau:
Thứ 1: về chứng từ trình hải quan, theo quy định thì ngoài các loại chứng từ như giấy phéo, C/O bạn phải nộp bản gốc, các chứng từ còn lại chỉ cần nộp cho hải quan dưới dạng điện tử, tuy nhiên để nhanh bạn nên in ra bản đã ký điện tử để nộp.
Thứ 2: như trước đây, sau khi làm xong thủ tục nhân viên giao nhận sẽ nhận được các loại chứng từ có đóng dấu công chức hải quan như : tờ khai / mã vạch có dấu công chức, nhưng hiện tại đã được điện tử hóa nên sau khi thông quan bạn chỉ có thể kiểm tra trên hệ thống, sẽ không có giấy tờ có công chức hải quan.
Hiện tại tại Hải quan Tân Sơn Nhất còn hải quan giám sát nên tờ khai xuất nhập phải trình hải quan giám sát đóng dấu lên tờ mã vạch, còn các chi cục khác thì không cần qua hải quan giám sát nữa.
Thứ 3: sau khi tờ khai thông quan, bạn phải thực hiện lấy thông quan trên máy tính DN trong vòng 15 ngày, nếu sau sẽ không lấy được nữa (không sao nhé, đừng lo lắng vì trên hệ thống của hải quan đã thông quan rồi)
[/gioithieu]

Nhận xét


Nhận xét

[giaban]5,190,000[/giaban]
[giacu][/giacu]
[hot][/hot]
 [hangsx]Samsung[/hangsx]
[tinhtrang]Còn hàng[/tinhtrang]

[mota][/mota]

[chitiet] [/chitiet]

 [gioithieu]


Đại lý hải quan là gì vậy?
Đó là những công ty chuyên làm dịch vụ hải quan theo hợp đồng đại lý. Họ đứng tên đại lý trên tờ khai hải quan, ký tên và đóng dấu của mình vào ô người khai hải quan (với phần mềm ECUS4), hoặc dùng chữ ký số của mình để truyền tờ khai (ECUS5 - VNACCS).
Đại lý hoạt động dựa trên hợp đồng ủy quyền với chủ hàng xuất nhập khẩu, và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền.
Khác nhau giữa đại lý và người khai thuê hải quan
Mặc dù đều là đơn vị cung cấp dịch vụ thông quan, nhưng giữa người khai thuê hải quan và đại lý hải quan có những khác nhau cơ bản:
  • Đại lý thủ tục hải quan phải đứng tên trên tờ khai, với vai trò đại lý. Họ dùng chữ ký và dấu pháp nhân của mình để làm tờ khai.
    Trong khi đó, người khai thuê dùng giấy giới thiệu của chủ hàng để làm thủ tục hải quan. Họ không xuất hiện trên bất kỳ chứng từ nào của bộ hồ sơ khai quan. Với cơ quan hải quan, họ chính là người của chủ hàng.

    Chẳng hạn, bên tôi đang cung cấp dịch vụ thông quan thuê, tôi chỉ cử nhân viên đem giấy giới thiệu của khách hàng và bộ hồ sơ hải quan đi làm thủ tục. Hải quan không hề biết đến công ty tôi.
  • Về tính trách nhiệm, đại lý ở mức độ cao hơn vì họ có dấu đứng trên tờ khai. Bản thân những doanh nghiệp này cũng sẽ được cơ quan hải quan đánh giá năng lực dựa trên những tờ khai mà họ đã hoàn thành.
  • Đại lý hải quan phải có nhân viên được đào tạo (gọi là đại lý viên) và được Tổng cục hải quan công nhận. Đến tháng cuối 2014, cả nước có khoảng trên 250 doanh nghiệp đại lý thủ tục hải quan, xem Danh sách đại lý hải quan đến 31/10/2013. Trong khi đó người khai thuê thì có thể là bất cứ ai, chỉ cần biết chút nghiệp vụ và được chủ hàng thuê là có thể làm dịch vụ. Một ví dụ có vẻ hơi cực đoạn một chút: hôm qua chạy xe ôm, hôm nay cầm hồ sơ đi khai thuê hải quan.
Chủ hàng được lợi gì khi thuê đại lý làm thủ tục hải quan
Việc thuê đại lý làm thủ tục có một số những ưu điểm như sau:
  • Không cần phải dùng chữ ký số của mình để duyệt ký (từ xa), hay gửi giấy khống như trước đây. Đại lý sẽ dùng chữ ký số của mình để khai và truyền tờ khai.
  • Trách nhiệm và năng lực của người cung cấp dịch vụ cao hơn so với hình thức khai thuê. 

Tuy vậy, thực tế cả phía chủ hàng và đại lý đều đang có tâm lý ngại ký hợp đồng đại lý và ký tên trên tờ khai hải quan. Nguyên nhân được cho là do chính sách thuế và chính sách hàng hóa XNK phức tạp, các bên lo ngại về mặt pháp lý trong khi chưa có Hiệp hội về đại lý hải quan. Vấn đề này có lẽ sẽ được khắc phục trong thời gian tới, khi ngành hải quan triển khai hệ thống VNACCS và đẩy mạnh phát triển dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan.
Điều kiện làm đại lý hải quan
Để trở thành đại lý thủ tục hải quan, một công ty dịch vụ phải có ít nhất (đến thời điểm đầu năm 2014) là 1 nhân viên được đào tạo và được cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.
Nhân viên đó phải tham gia khóa đào tạo theo quy định trong Thông tư số 80/2011/TT-BTC tại những cơ sở đào tạo được Tổng cục hải quan cho phép, chẳng hạn như: Học viện tài chính; Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan, Trường Đại học Tài chính – Marketing …
Khóa học phải đủ 4 học phần, học trong khoảng 8-10 tuần thì xong, sau đó dự kỳ thi do Tổng cục hải quan tổ chức. Điểm cả 4 học phần đều trên 5 mới được cấp chứng chỉ. Như tôi đã tham dự kì thi cuối năm 2013, có lẽ cũng đến vài chục phần trăm người đã đi làm và có kinh nghiệm mà vẫn thi rớt như thường.
Thi chứng chỉ nghiệp vụ đại lý hải quan
Cũng khá thú vị khi tham dự học và thi chứng chỉ này. Nếu nói về chứng chỉ nghề, thì học trong 8 tuần, đúng ra là chỉ 2 ngày cuối 8 tuần, thì hơi ngắn. Nhưng với những bạn đang đi làm ở các tỉnh, mà phải về Hà Nội hoặc Tp.HCM học, thì cũng là khá dài và gian nan.
Hiện, đã có một số trường và trung tâm đào tạo mở lớp tại các tỉnh thành khác để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị.
Khóa học, theo đánh giá của một số người, thì vừa tràn lan, lại vừa cắt ngắn nên chưa thiết thực lắm. Cá nhân tôi đã học và đánh giá thì thấy cũng có phần đúng.
Cụ thể như phần Pháp luật hải quan, hoặc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, quả thật rất khó nhớ, càng khó thuộc (để đi thi). Nhưng tựu chung, học cả mấy chuyên đề, ôn luyện xong, thi xong, thì thấy cũng khá bổ ích, vì nó cho cái nhìn tổng quát hơn về nghề “làm dâu trăm doanh nghiệp này”.
Với bạn nào mới vào nghề, hoặc chưa biết tẹo gì về việc thông quan, lời khuyên của tôi là chưa nên học ngay. Kiến thức khá rộng, được nén lại trong mấy tuần, nên giảng viên nói khá nhanh. Như vậy, người mới vào nghề sẽ rất khó theo kịp, dễ có cảm giác chán nản, hoặc thậm chí lãng phí khi theo học. Nên chăng, những bạn đó chấp nhận cắp cặp đi theo mấy anh chị có kinh nghiệm, va chạm và nắm bắt thực tế trước. Ít nhất họ cũng cần biết những kiến thức cơ bản như:
  • Chứng từ như hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng nhận xuất xứ (CO)…
  • Hồ sơ hải quan: tờ khai hải quan, tờ khai trị giá, giấy nộp thuế
  • Thủ tục hải quan: khai trên phần mềm, và thông quan tại chi cục
  • Các nghiệp vụ liên quan: lấy lệnh hãng tàu, kiểm hóa, kiểm tra chất lượng, tham vấn giá
  • V.v…
Đến khi nắm được ổn ổn, chẳng hạn sau 6 tháng – 1 năm, khi đó hãy theo học lớp Nghiệp vụ hải quan sẽ thấy có ích hơn rất nhiều. 

Tất nhiên, nếu bạn học để lấy chứng chỉ, nhằm xin việc thì lại khác. Bạn sẽ cần vất vả hơn để học chay (có lẽ điều này rất nên tránh khi học nghề), rồi thi lấy chứng nhận. Sau đó đi làm, rồi kiểm nghiệm lại sau.

[/gioithieu]


[documentimg]



[/documentimg]

Nhận xét

[giaban]5,190,000[/giaban]
[giacu][/giacu]
[hot][/hot]
 [hangsx]Samsung[/hangsx]
[tinhtrang]Còn hàng[/tinhtrang]

[mota][/mota]

[chitiet] [/chitiet]

 [gioithieu]


Trước hết hãy cùng tìm hiểu một chút về khái niệm.
Mã HS, tiếng Anh là HS Code, là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo một hệ thống phân loại hàng hóa có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS - Harmonized Commodity Description and Coding System).
Nói đơn giản hơn, HS Code là mã phân loại của hàng hóa, dùng để xác định thuế suất xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Nghĩa là, khi xác định được mã này, bạn sẽ tính được mức thuế phải nộp đối với lô hàng của mình.
Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để xác định hay tra cứu mã HS Code một cách chính xác?
Ai cũng biết nếu áp nhầm mã này thì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy “đau khổ” như: truyền sửa tờ khai, nộp bổ sung hoặc xin hoàn thuế (đều mệt), chạy đi chạy lại để làm thủ tục sửa, thông quan chậm trễ…
Vì vậy, tốt nhất là nên cẩn trọng từ đầu bạn nhé. Cố gắng áp mã cho đúng, để còn có cơ hội mà “yêu nghề”, không sẽ dễ nản chí đó.
Có một số cách tôi thường sử dụng (riêng lẻ hoặc kết hợp) như sau:
Cách đầu tiên và cũng rất hiệu quả là… hỏi 
Muốn biết thì phải hỏi thôi.
Hỏi ai đây? 
Tất nhiên là tìm những người có nhiều kinh nghiệm, đã làm nhiều lô hàng mà hỏi.
Rất có thể họ đã làm đúng loại hàng hoặc nhóm mặt hàng bạn đang quan tâm. Nếu may mắn, chỉ cần một cú điện thoại đến đúng người, bạn đã có câu trả lời chính xác. Khi nhận được giúp đỡ, hãy cám ơn họ nhiệt thành, và đừng quên trợ giúp lại đàn em đi sau nhé.
Cập nhật ngày 26/07/2014: bạn có thể hỏi HS Code ở nước xuất khẩu từ người bán phía nước ngoài. Tất nhiên, mã HS các quốc gia thường là không hoàn toàn giống nhau, nhưng có thể giống từ 4 đến 6 số đầu tiên. Như vậy cũng có thể tham khảo rồi. (Cám ơn bạn Tâm Wind đã chia sẻ về cách làm này!)
Còn nếu bạn không hoặc chưa tìm được ai có thể hỏi, thì đành phải tự lực cánh sinh thôi. Giờ việc phải làm là tra cứu trong …
Biểu thuế suất xuất nhập khẩu
Bạn nên dùng kết hợp cả file mềm (excel hoặc word), và sách in. Bạn có thể download file biểu thuế xuất nhập khẩu 2014 tại đây (free cho thành viên diễn đàn Vietship), còn sách in thì phải đầu tư thôi (giá gần 400k quyển).
Trước hết, mở file biểu thuế (tìm trên file mềm sẽ nhanh hơn nhiều so với tìm trên sách giấy), tra tên hàng xem có mã cụ thể đích danh cho loại hàng bạn tìm không. Nếu có, thì bạn quả là may mắn, việc tra cứu hoàn tất.
Chẳng hạn khi tìm mã HS cho vợt bóng bàn, bạn gõ cụm từ “bóng bàn” trên Website Tổng cục hải quan, sẽ tìm được kết quả thuộc nhóm 9506. Và vợt bóng là dụng cụ cho môn bóng bàn, nên mã đầy đủ của vợt bóng bàn sẽ là 9506 4090.
Nếu dùng cách này mà kết quả chưa như ý muốn, bạn tiếp tục cách tiếp theo …
Tra cứu trực tuyến
Tra cứu trên trang hssearch.net: Trang web này khá hữu ích trong việc tra mã HS trực tuyến. Tuy nhiên nhược điểm là bạn sẽ mất phí hội viên để sử dụng các tính năng đầy đủ. Theo như tôi biết (và đã trả tiền), phí hiện đang là 80.000 đồng/6 tháng và100.000 đồng/năm. 
Để sử dụng, bạn đăng nhập, và gõ tên hàng vào ô tìm kiếm.
Chẳng hạn khi gõ “vợt bóng bàn”, thấy ngay các kết quả: mã 95064090 cho vợt, cốt vợt, và mặt vợt. Vậy là đã có kết quả rồi.
Mất chút phí cũng nhanh hơn phải không? Tôi thấy dùng trang này khá hữu hiệu. Không biết anh webmaster của trang này có nguồn dữ liệu đâu hay thế!

Những cách trên nghe thì hay, nhưng không phải lúc nào cũng tìm được kết quả suôn sẻ như vậy. Thên thực tế, có hai khả năng dễ xảy ra khi dùng những công cụ trên:
  • Chẳng thấy kết quả nào có vẻ khả quan. Với trường hợp này, bạn đành phải chịu khó mất thời gian mở từng chương trong cuốn biểu thuế giấy ra tra cứu thôi. Sử dụng phương pháp loại trừ với những chương mà theo kinh nghiệm bạn biết chắc là không phù hợp. Sau đó thu hẹp dần, và chọn chương, nhóm, phân nhóm phù hợp nhất.
  • Tìm thấy nhiều kết quả đều có khả năng đúng. Khi đó căn cứ vào công dụng, vật liệu… của hàng hóa mà lựa chọn kết quả phù hợp. 
Thực ra, về mặt lý thuyết, bạn phải sử dụng 6 quy tắc phân loại hàng hóa (có in ở đầu quyển biểu thuế nêu trên). Nghiên cứu & áp dụng nhiều lần, bạn sẽ nắm được cách sử dụng những quy tắc này.
Việc sử dụng quy tắc sẽ trở nên hữu hiệu khi tìm thấy nhiều mã có vẻ đúng, và cần phải cân đong đo đếm để lựa chọn. Khi đó việc áp mã một cách đúng chuẩn mực sẽ đảm bảo độ chính xác, tin cậy, và bạn có thể giải thích với các bác hải quan một cách tự tin và thuyết phục.
Tất nhiên, còn một tuyệt chiêu cuối cùng mà cả tôi và bạn sẽ ít khi muốn dùng tới. Đó là phân tích phân loại. Không thể tự xác định được thì đành phải nhờ sự trợ giúp của cơ quan hải quan. Lúc đó, cần làm thủ tục lấy hàng mẫu rồi đưa đến trung tâm phân tích phân loại của hải quan để họ tiến hành nghiệp vụ xác định mã HS. Và chắc chắn cách này sẽ cho kết quả.
Như vậy, trong bài viết này tôi đã trình bày một số cách tra cứu và áp mã HS hàng hóa xuất nhập khẩu. Mặc dù có thể còn chưa đầy đủ, nhưng hy vọng sẽ giúp bạn trong công việc của mình.
Chúc các bạn gặp thuận tiện trong việc tra cứu & áp mã HS cũng như làm thủ tục hải quan.
Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp  Like động viên tôi nhé. Cám ơn bạn.



[/gioithieu]


[documentimg]



[/documentimg]

Nhận xét

[giaban][/giaban]
[giacu][/giacu]
[hot][/hot]
 [hangsx][/hangsx]
[tinhtrang][/tinhtrang]

[mota][/mota]

[chitiet] [/chitiet]

 [gioithieu]



Bạn muốn tìm hiểu cách thức khai hải quan điện tử để thông quan hàng hóa? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết những bước phải thực hiện.
Trước khi tham gia quy trình này, công ty bạn cần đăng ký tham gia hải quan điện tử, và mua phần mềm hải quan điện tử.
Sau khi đã đăng ký account với cơ quan hải quan, có máy tính và phần mềm cài đặt sẵn sàng, bạn thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Khai và truyền tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn, và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan. Bạn lưu ý truyền đúng tới Chi cục hải quan quản lý cảng hoặc kho CFS nơi giữ hàng của công ty bạn.
Bước 2: Sau khi truyền số liệu, bạn sẽ nhận được thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan. Trường hợp hệ thống phát hiện thấy lỗi, sẽ có thông báo trên màn hình máy tính, chẳng hạn như: “sai ngày hóa đơn”. Bạn chỉnh sửa cho chính xác rồi truyền lại.
Khi các bước thực hiện và số liệu sơ bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng. Bạn sẽ thực hiện một trong các lựa chọn sau:
  • Luồng xanh: Hàng của bạn được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế. Sau khi lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 3.
  • Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ qaun hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra htực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3.
  • Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra.
Bước 3: Bạn in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng. 
Tới đầu năm 2014, do việc triển khai thủ tục hải quan điện tử chưa đầy đủ và đồng bộ, do đó trên thực tế bước này có khác đi. Bạn vẫn phải in tờ khai, kể cả trường hợp luồng Xanh, tới chi cục hải quan trình bộ hồ sơ giấy để thông quan tại Chi cục hải quan trước khi xuống cảng làm thủ tục lấy hàng.
Trong thời gian tới, khoảng tháng 4/2014, sau khi triển khai đồng bộ hệ thống VNACCS / VCIS, quy trình thủ tục hải quan điện tử sẽ giúp đơn giản hóa và thuận tiện hơn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Trường hợp công ty bạn chưa muốn đầu tư phần mềm để tự khai hải quan, bạn nên tìm công ty dịch vụ hải quan tin tưởng để thực hiện công việc này.  Hoặc có thể liên hệ với tôi để được tư vấn thêm.
Tham khảo thêm: 

[/gioithieu]


[documentimg]



[/documentimg]

Nhận xét

[giaban]5,190,000[/giaban]
[giacu][/giacu]
[hot][/hot]
 [hangsx]Samsung[/hangsx]
[tinhtrang]Còn hàng[/tinhtrang]

[mota][/mota]

[chitiet] [/chitiet]

 [gioithieu]


Các văn bản pháp luật hải quan
Tìm hiểu về pháp luật hải quan là một trong những việc phải làm với những người làm thủ tục thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. 
Việc đọc và nắm rõ quy định pháp luật hiện hành giúp cho người khai hải quan cũng như chủ hàng tránh được nhiều phiền toái, trục trặc trong việc lên tờ khai, hay thông quan hàng hóa. Đôi khi, chỉ cần nắm được nội dung của một công văn mới, có thể đã tránh cho chủ hàng vi phạm những lỗi trong quá trình nhập khẩu và khai báo hàng hóa.
Bạn nghĩ sao về tình huống có thật này:
  • Hàng thiết bị nhà bếp nhập khẩu, khi kiểm hóa phát hiện không đủ nhãn mác: thiếu tên & địa chỉ nhà sản xuất, nên đã vi phạm nghị định 89/2006/NĐ-CP. Hậu quả: bị phạt hành chính 30-60 triệu đồng.
  • Hàng máy xúc lật mới 100% nhập khẩu, khi đăng kiểm mới biết số khung bị dập lại. Nhà sản xuất biết trước, nhưng nghĩ lô hàng vẫn được nhập vào Việt Nam như trước đây. Tuy nhiên, theo nghị định 187/2013/NĐ-CP, lô hàng này thuộc diện cấm nhập khẩu. Hậu quả: bị phạt 30-60 triệu đồng, và bị tịch thu xe.
Hẳn không chủ hàng nào muốn rời vào hoàn cảnh trên, nhất là khi những lỗi này hoàn toàn có thể tránh được, nếu nắm rõ quy định hiện hành. 
Vì vậy, việc tìm hiểu và cập nhật những văn bản pháp luật hải quan và những lĩnh vực liên quan là hết sức cần thiết cho chủ hàng, cũng như cho những ai đang làm nghề đại lý hải quan, khai thuê hải quan.
Trong bài viết này, tôi chỉ liệt kê số hiệu những văn bản pháp luật liên quan theo từng chủ đề. Việc này nhằm để thuận tiện cho tra cứu cho cá nhân tôi cũng như cho bạn đọc.
Để tìm đọc nội dung đầy đủ, rất đơn giản, bạn chỉ cần copy số văn bản, rồi tìm trên Google sẽ thấy văn bản chi tiết. (Tôi đã tìm thấy tất cả những văn bản liệt kê dưới đây trên internet)


Để cho nhanh chóng, bạn nhấp chuột vào đường link theo chủ đề phù hợp:

Văn bản pháp luật hải quan
  • Luật hải quan 2001; sửa đổi năm 2005; năm 2014 
  • Luật hải quan sửa đổi năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015)
  • Luật thương mại 2005
  • Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005
  • Luật Quản lý thuế 2006; sửa đổi, bổ sung năm 2012

Thủ tục hải quan
  • Nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
  • Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
  • Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
  • Thông tư 128/2013/TT-BTC (thay thế thông tư 194/2010/TT-BTC), quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thủ tục hải quan điện tử
  • Nghị định 87/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
  • Thông tư 22/2014/TT-BTC hướng dẫn Thủ tục hải quan điện tử khi sử dụng hệ thống VNACCS (thay thế cho thông tư 196/2012/TT-BTC)
  • Quyết định 988/QĐ-TCHQ năm 2014 về quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại

Phân loại, áp mã HS
  • Nghị định 06/2003/NĐ-CP quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thông tư 49/2010/TT-BTC hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thông tư số 156/2011/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam

Xử phạt trong lĩnh vực hải quan
  • Nghị định số 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; thay thế cho Nghị định số 97/2007/NĐ-CP và số 18/2009/NĐ-CP.
  • Thông tư 190/2013/TT-BTC quy định chi tiết thi hành việc xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

Xác định trị giá tính thuế hải quan
  • Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định về việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • Thông tư 205/2010/TT-BTC về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thông tư số 29/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 205/2010/TT-BTC

Hàng hóa xuất nhập khẩu

  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (thay thế Nghị định 12/2006/NĐ-CP). Trong đó, cần lưu ý những nội dung rất quan trọng về:
    - Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
    - Danh mục các loại hàng hoá tạm ngừng xuất nhập khẩu.
    - Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép
  • Thông tư 04/2014/TT-BCT hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 187
  • Thông tư 11/2012/TT-BTTTT quy định Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu

Biểu thuế xuất nhập khẩu
  • Thông tư 164/2013/TT-BTC về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, hiệu lực từ 1/1/2014
  • Thông tư 161/2011/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam với ASEAN
  • Thông tư 162/2011/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2012-2014
  • Thông tư 163/2011/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2012-2014
  • Thông tư 20/2012/TT-BTC về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 2012-2015
  • Thông tư 21/2012/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2012 - 2015

Biểu thuế TTĐB, BVMT, VAT
  • Thông tư số 05/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 và Nghị định số 113 /2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12.
  • Thông tư 152/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường 57/2010/QH12
  • Thông tư 219/2013/TT- BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT 2013, sửa đổi bổ sung luật năm 2008

Nhãn mác hàng hóa XNK
  • Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thông tư 09/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP
  • Thông tư 14/2007/TT-BHKCN bổ sung thông tư 09 về nhãn mác với doanh nghiệp sản xuất trong nước.
  • Công văn 6011/TCHQ-GSQL của Tổng cục hải quan hỏi Bộ KHCN & Bộ Công thương về việc ghi nhãn hàng hóa (đến 1/7/2014, chưa tìm thấy công văn trả lời).
  • Công văn 2598/BKHCN-TTra ngày 22/7/2014 của Bộ Khoa học & Công nghệ, trả lời Công văn 6011/TCHQ-GSQL của Tổng cục hải quan về việc ghi nhãn hàng hóa

Xuất xứ hàng hóa
  • Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá
  • Thông tư 06/2011/TT-BCT quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi
  • Thông tư 01/2013/TT-BCT sửa đổi bổ sung Thông tư 06/2011/TT-BCT
  • Thông tư 06/VBHN-BCT ngày 23/01/2014, hướng dẫn xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy
  • Thông tư 21/2010/TT-BCT quy định về C/O mẫu D giữa các nước ASEAN; Công văn 139/TCHQ-GSQL hướng dẫn thực hiện quy định mới về C/O mẫu D
  • Thông tư 36/2010/TT-BCT, quy định về C/O mẫu E giữa ASEAN – Trung Quốc; được sửa đổi trong thông tư 01/2011/TT-BCT; thông tư 21/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014
  • Thông tư 10/2009/TT-BCT, quy định về C/O mẫu JV giữa Việt Nam – Nhật Bản; Công văn 6833/TCHQ-GSQL về C/O mẫu JV cấp sau
  • Quyết định 44/2008/QĐ-BCT, quy định về C/O mẫu AJ giữa ASEAN – Nhật Bản
  • Thông tư 20/2014/TT-BCT, quy định C/O mẫu AK giữa ASEAN – Hàn Quốc; thay thế Quyết định 02/2007/QĐ-BTM, thông tư 17/2009/TT-BCT, thông tư 38/2009/TT-BCT
  • Thông tư 31/2013/TT-BCT, quy định về C/O mẫu VC giữa Việt Nam – Chi Lê

Kiểm tra nhà nước về chất lượng
  • Quyết định 50/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng
  • Công văn 16101/BTC-TCHQ của Bộ tài chính hỏi Bộ Khoa học và Công nghệ về căn cứ xác định "Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng" (đến 1/7/2014, tôi chưa tìm thấy văn bản trả lời của Bộ KHCN).
  • Công văn 7732/TCHQ-PC ngày 24/6/2014 về xử lý hàng hóa nhập khẩu không đạt chất lượng
  • Quyết định 31/2011/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu

Hàng XNK phải kiểm dịch thực vật
  • Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10
  • Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật 2013 ngày 25 tháng 11 năm 2013 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thay thế Pháp lệnh 36 nêu trên)
  • Nghị định 02/2007/NĐ-CP về Kiểm dịch thực vật.
  • Thông tư 01/2012/TT-BTC hướng dẫn việc thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm dịch
  • Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam (thay thế các thông tư 39/2012/TT-BNNPTNT và 40/2012/TT-BNNPTNT)
  • Công văn số 2316/TCHQ-GSQL ngày 07/03/2014 về kiểm dịch hàng hóa xuất khẩu, trích công văn số 244/BVTV-KD ngày 28/02/2014 của Cục Bảo vệ thực vật, có nêu “Cơ quan hải quan không yêu cầu chủ hàng nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật vào bộ hồ sơ lô hàng xuất khẩu.”
Hàng NK phải Kiểm tra Vệ sinh ATTP
  • Luật an toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định số 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm 2010.
  • Thông tư 28/2013/TT-BCT Quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
  • Quyết định 23/2007/QĐ-BYT về Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu
  • Quyết định 818/QĐ-BYT năm 2007 về Danh mục hàng NK phải kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm theo mã số HS
  • Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu
Hàng nhập phải Đăng kiểm
  • Thông tư 31/2011/TT-BGTVT về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đăng kiểm) xe ô tô (xe cơ giới) nhập khẩu
  • Thông tư 44/2012/TT-BGTVT về đăng kiểm xe mô tô, xe gắn máy, và động cơ nhập khẩu để SX xe mô tô, xe gắn máy
  • Thông tư 23/2009/TT-BGTVT đăng kiểm xe máy chuyên dùng (xe nâng, máy xúc, máy ủi…)
  • Thông tư 41/2013/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm xe đạp điện
  • Thông tư 41/2011/TT-BGTVT sửa đổi thông tư 23/2009/TT-BGTVT
  • Thông tư 19/2014/TT-BGTVT sửa đổi các thông tư 23/2009/TT-BGTVT, 44/2012/TT-BGTVT, 41/2013/TT-BGTVT
Kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa NK (Bộ KHCN)
  • Thông tư 27/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa NK thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ này; thay thế Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN

Trên đây tôi liệt kê tên hoặc số hiệu một số văn bản có liên quan đến pháp luật hải quan.
Mặc dù danh sách này chưa đầy đủ, tôi tin rằng những văn bản này là không thể thiếu trong hành trang của những người làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tôi sẽ tiếp tục bổ sung những văn bản pháp luật hải quan khác để bạn dễ tra cứu.
Nếu bạn thấy ngại vì văn bản quá nhiều, thì cũng đừng vội vàng. Cứ từ từ, làm đến đâu, tra cứu rồi đọc đến đó cũng vẫn được. Tất nhiên, tìm hiểu trước được thì vẫn tốt hơn.
Còn nếu bạn thực sự không muốn đọc các văn bản này, mà vẫn cần làm thủ tục thông quan, thì nên xem xét hợp tác với một đơn vị dịch vụ chuyên nghiệp. Tìm hiểu về dịch vụ đại lý hải quan tại đây.


[/gioithieu]


[documentimg]



[/documentimg]

Nhận xét

popup

Số lượng:

Tổng tiền: