NaN
Bí quyết tra mã HS chưa ai dạy bạn- Phần 2
19/11/20180 Bình luận
-
Posts
-
Summary
-
Documents
Ở trong bài viết trước Ad đã hướng dẫn các em Cách tra mã HS
theo Quy tắc 1, Quy tắc 2a, 2b, 2c. Trong bài viết này Ad hy vọng rằng các em
sẽ là 1 Master về cách tra mã HS khi Ad sẽ chia sẻ 3 bí quyết còn lại.
QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai
hay nhiều nhóm khác nhau
Cách tra mã HS của các mặt hàng thuộc quy tắc 3- là một trong những quy tắc
gây tranh cãi nhiều nhất được hình ảnh hóa bằng các ví dụ dưới đây, các em ghi
nhớ các hình ảnh sẽ nhớ ngay các quy tắc nhé!
Quy tắc 3a) Hàng hóa được mô tả ở
nhiều nhóm: nhóm nào có mô tả cụ thể nhất, mang đặc tính cơ bản nhất của hàng
hóa thì sẽ được ưu tiên phân loại vào nhóm đó.
VD: Đinh tán hình ống bằng thép dùng để lắp ráp các má phanh,
lót má phanh
Đinh tán được nhắc đến trong nhóm 7318 (73182300) và nhóm 8308,
nhưng trong 8308 được mô tả cụ thể hơn “Đinh tán hình ống hoặc đinh tán có chân
xòe” ⇒ phân loại vào nhóm
8308.
Quy tắc 3b) Hàng hóa là hỗn hợp của nhiều chất liệu, nguyên liệu,
nhiều bộ phận cấu thành khác nhau hoặc hàng hóa được đóng gói dạng bộ mà
các thành phần cấu thành bộ/hỗn hợp thuộc các nhóm khác nhau.
VD: Bộ dụng cụ vẽ gồm: một thước, một vòng tính, một compa, một
bút chì và cái gọt bút chì, đựng trong túi nhựa.
Đối với các hàng hóa là bộ sản phẩm như trên, cách tra mã HS cho
cả bộ như sau: Đầu tiên các em tra mã HS cho từng sản phẩm rời rạc thuộc bộ sản
phẩm hoàn chỉnh đó. Sản phẩm nào mang đặc trưng nhất cho bộ sản phẩm thì áp mã
HS theo nhóm của sản phẩm đó.
Cách tra mã HS cho ví dụ trên như sau:
Thước: Nhóm 90.17
Vòng tính: Nhóm 90.17
Compa: Nhóm 90.17
Bút chì: Nhóm 96.09
Gọt bút chì: Nhóm 82.14
Túi nhựa: Nhóm 42.02.
Thước: Nhóm 90.17
Vòng tính: Nhóm 90.17
Compa: Nhóm 90.17
Bút chì: Nhóm 96.09
Gọt bút chì: Nhóm 82.14
Túi nhựa: Nhóm 42.02.
⇒ Bộ sản phẩm này gồm có Thước, Vòng tính và
Compa tạo nên đặc tính cơ bản của bộ dụng cụ vẽ. Vì vậy ta phân loại vào nhóm
9017.
VD: Thắt lưng có một mặt bằng da, một mặt bằng nhựa mềm. Hai mặt
đều sử dụng như nhau. Phân loại vào nhóm nào? Nhựa – nhóm 3926, Da – nhóm 4203
⇔ Trường hợp này được phân tích như sau: từ xa
xưa, người ta đã sử dụng chất liệu da để làm thắt lưng, nghĩ đến thắt lưng thì
chất liệu đầu tiên đó là da, và vì vậy, da được coi là chất liệu tạo ra tính
đặc trưng của sản phẩm ⇒
phân loại vào nhóm 4203.
Quy tắc 3c) Khi hàng hóa không phân loại được theo quy tắc 3a) và 3b)
thì áp dụng quy tắc 3c), hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm cuối
cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được
xem xét.
VD: Băng tải một mặt chất liệu plastic và một mặt chất
liệu cao su. Xét thấy mặt hàng này không thể quyết định phân loại vào Nhóm
4010 hay Nhóm 3926 theo Qui tắc 3a) hay 3b). Vì vậy, mặt hàng sẽ được phân loại
theo Qui tắc 3c), tức là phân loại vào “nhóm có thứ tự sau cùng
trong số các nhóm cùng được xem xét”. Theo đó, mặt hàng trên được phân
loại vào Nhóm 4010.
QUY TẮC 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất
Không phải tất cả các mặt hàng đều có tên đích danh trong danh
mục HS, có nhiều mặt hàng sẽ được gom vào một nhóm nào đó có những mô tả chung
thể hiện các tính chất chung cho các mặt hàng tương tự như vậy. Khi mặt hàng
nào đó không thể phân loại được theo các Quy tắc 1 đến Quy tắc 3 thì ta có thể
phân loại dựa trên những mô tả của mặt hàng đó so với mô tả trong Danh mục HS
để tìm ra nhóm hàng hóa có mô tả giống hoặc gần giống với chúng nhất.
VD: Khớp nối ống hình chữ T, bằng nhựa. Mô tả này giống với các
sản phẩm là phụ kiện dùng để ghép nối ống ⇒ Thuộc nhóm phụ kiện ghép nối ống, bằng
plastic. ⇒ Phân loại vào nhóm
3917.
QUY TẮC 5: Phân loại hàng hóa là hộp đựng, bao bì
Quy tắc 5a) Bao bì đặc biệt được hiểu là:
- Các bao bì
có hình dáng thích hợp hoặc đặc biệtđể chứa
hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định
- Bao bì hầu hết
được sử dụng trong thời gian dài, đi kèmvới sản phẩm
khi bán
⇒ Được phân loại cùng nhóm với sản phẩm mà nó
chứa đựng.
VD:
Hộp đựng đồ trang sức: Nhóm 7113
Bao da đựng máy cạo râu bằng điện: Nhóm 8510
Bao da đựng ống nhòm, hộp kính viễn vọng: Nhóm 9005
Hộp đựng đàn ghita: Nhóm 9202
Bao da đựng máy cạo râu bằng điện: Nhóm 8510
Bao da đựng ống nhòm, hộp kính viễn vọng: Nhóm 9005
Hộp đựng đàn ghita: Nhóm 9202
Các trường hợp bao bì đặc biệt không áp dụng Quy tắc 5a)
- Nhập khẩu riêng
các loại bao bì đặc biệt như trên, không đi kèm với sản phẩm nó chứa đựng
thì bao bì đặc biệt đó phân loại theo nhóm phụ kiện của sản phẩm mà nó
chứa đựng
- Bao bì mang tính
chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng (bao bì có giá
trị cao hơn hàng hóa mà nó chứa đựng)
- Nếu hàng hóa là bao bì nhưng
không thỏa mãn yêu cầu của quy tắc 5a) thì áp mã theo nhòm 4202.
Quy tắc 5b) Bao bì thông thường ⇒ phân loại theo sản phẩm nó chứa đựng
- Không phải là các
bao bì đã nêu tại quy tắc 5a)
- Dùng để đóng gói
chứa đựng hàng hóa, không tách rời hàng hóa mà nó chứa đựng, kể cả trong
quá trình vận chuyển
- Bao bì chỉ dùng
một lần, không sử dụng lặp lại
- Giá trị của bao
bì rất nhỏ, đã được tính trong giá hàng hóa
VD: Bao bì bánh kẹo, mì ăn liền; bình ga mini chứa ga
Các hàng hóa không áp dụng quy tắc 5b): Bao bì có thể dùng
lặp lại, ví dụ: thùng kim loại hoặc bình sắt, thép đựng khí đốt dạng nén
hoặc lỏng (Bình ga gia đình)
QUY TẮC 6: Cách phân loại hàng hóa theo danh mục HS và so sánh cùng
cấp độ:
Việc phân loại hàng hóa vào mỗi chương, vào mỗi nhóm và phân
nhóm phải phù hợp với chú giải có liên quan. Khi so sánh các sản phẩm ở các
nhóm, phân nhóm khác nhau ta phải so sánh cùng cấp độ.
Hình trên chụp một phần của danh mục HS (Biểu thuế nhập khẩu
2016), tại cột V – màu tím, thể hiện các cấp độ so sánh. Các ô trống không có
số là cấp độ 0, đầu tiên ta phải so sánh các cấp độ 0 với nhau. Khi đã lựa chọn
được cấp độ 0 gần giống với hàng hóa của mình, tiếp tục so sánh các cấp độ 1
thuộc cấp độ 0 đó. Giống như việc ta xem bản đồ Mindmap, thứ tự như vậy cho đến
khi ta chọn được mã HS 8 số cuối cùng phù hợp nhất.
Trên đây là tổng hợp các Quy tắc phân loại hàng hóa do mình tổng
hợp và tích lũy từ kiến thức lý thuyết và hiểu biết đúc rút từ kinh nghiệm
trong quá trình làm việc của chính bản thân mình. Các em chỉ cần ghi nhớ hình
ảnh minh họa thì sẽ nhớ được 6 quy tắc phân loại hàng hóa một cách rất dễ dàng.
Phương pháp học thông qua hình ảnh được mình áp dụng triệt để trong toàn bộ
khóa học giúp các em phát triển tư duy bằng não phải nhiều hơn, rất mong giúp
ích được cho các em tự học tốt hơn!
×
Không có hình ảnh nào